Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hội yến Diêu Trì Cung (Tây Ninh )

Đến hẹn lại lên, hằng năm vào dịp rằm tháng 8 - Trung Thu, tại Toà Thánh Tây Ninh có đại lễ hội Yến Diêu Trì Cung thu hút khách thập phương về đây thưởng ngoạn hội yến: Múa rồng, múa phụng, lễ hội trái cây....






http://www.khachsan24gio.vn/userupload/images/le%20thang%209/hoi%20yen%20dieu%20tri%20cung.jpg


 Nguồn gốc và ý nghĩa 


   Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày Đại lễ đặc biệt quan trọng của Đạo Cao đài. Hàng năm, Hội thánh Cao đài Tây Ninh long trọng tổ chức Hội Yến Diêu Trì vào ngày 14, 15 tháng 8 (Âm lịch) tại Điện Thờ Phật Mẫu trong nội ô Toà thánh Tây Ninh ở thị trấn Hoà Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh. Lễ hội thu hút hàng chục vạn tín đồ đạo Cao đài và đông đảo nhân dân ở các tỉnh Nam bộ về dự.

Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào ngày Rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925) tại nhà của Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư ở Sài Gòn. Đức Chí Tôn dạy ba vị: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm tiệc chay đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.
Sự tích này được thuật lại như sau:
Nguyên vào Thượng tuần tháng Tám Âm lịch, năm Ất Sửu (1925), ba ông Cư, Tắc, Sang, được Thất Nương tiết lhộ cho biết chút ít về Diêu Trì Cung. Trên hết có Cửu Thiên Nương Nương cai quản, dưới có Cửu Vị Tiên Nương, mà Cô đứng hàng thứ bảy là Thất Nương, Hớn Liên Bạch là Bát Nương,...
Ba ông liền xin Cô cho biết cách cầu Cửu Thiên Nương Nương.
Thất Nương bảo ba ông muốn cầu Nương Nương thì phải trai giới trước ba ngày và tìm cho đựơc Ngọc Cơ để cầu Lịnh Bà.
Ba ông không biết tìm Ngọc Cơ ở đâu, nhưng như có linh tính xúi giục, ông Cư qua nhà một người bạn lối xóm là ông Phán Tý hỏi thăm. Ông Tý liền cho biết ông đang có một cây Ngọc Cơ, để ông lấy cho mượn. Ba ông mừng rỡ vô cùng, rồi chuẩn bị ăn chay để cầu Nương Nương vào ngày Rằm tháng Tám.
Đêm đó, Đức Thượng đế giáng bàn, bảo ba ông làm tiệc chay để đãi 10 đấng Thiêng liêng nơi Diêu Trì Cung là Đức Phật Mẫu và Cửu Thiên Nương Nương.
Ông Cao Huệ Chương, con của Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, thuật lại trong quyển "Đại Đạo truy nguyên”, có đoạn như sau:
Qua đến ngày thứ ba, là buổi hẹn hò, lại nhằm tiết Trung thu, đúng đêm 14 rạng mặt Rằm tháng Tám, ngoài trời thì trăng thanh gió mát, trong nhà chú Tư tôi lại dọn dẹp trang hoàng, xem vào có vẻ tinh khiết lắm.
Đúng giờ Tý, thảy đều đủ mặt, tôi thấy chú Tư tôi, đã sắp đặt dọn bàn dài, rải bông lá xung quanh, phía trong bàn, ngay chính giữa, để một bộ đồ trà, còn 9 vị Tiên Cô, mỗi người một cái tách, sắp vòng theo bàn, hàng giữa dọn những trái cây tươi tốt, ngó vào thấy rất lịch sự, tựa hình như đãi tiệc, vì chung quanh có để 9 cái ghế mây. Cuộc cúng nầy, mấy ổng gọi là Phó Yến Diêu Trì, đến ngày nay, hãy còn noi dấu lễ kỷ niệm ấy.
Đoạn chú Tư tôi đốt hương đèn lên, cả thảy đều quì lạy khấn vái, rồi đem Ngọc Cơ ra cầu
Thật quả có Lịnh Cửu Thiên Nương Nương đến, và đủ 9 vị Tiên Cô, mỗi vị đều giáng cơ, chào mừng mấy ổng. Khi ấy, Thất Nương xin ba ổng đờn, rồi mỗi người ngâm bài thi của mình làm đặng hiến lễ, còn Lịnh Bà và Cửu Cô an vị mà nghe.
Chừng nhập tiệc, Thất Nương lại mời ba ổng ngồi chung vào cho vui. Cũng tội nghiệp cho mấy ổng, vì e thất lễ, nên không dám; rốt việc, ép uổng quá, mấy ổng liệu thế khó chối từ, mới đem ghế thêm, sắp sau lưng 9 cái ghế nọ, ba ổng xá rồi ngồi xuống.
Tôi dòm thấy mấy ổng, cũng bắt trước cười, nhưng không dám nhích mép, cứ đứng khoanh tay mà hầu thôi.
Cách chừng nửa giờ, chú Tư tôi lại tái cầu. Lịnh Nương Nương và 9 vị Tiên Cô để lời cảm tạ chẳng cùng, lại hứa rằng: “Từ đây đã có Ngọc Cơ rồi thì tiện cho Diêu Trì Cung Cửu Cô đến mà dạy việc”. Đêm ấy, mấy ổng thức cho đến 3 giờ khuya mới nghỉ”.
Ngay sau bữa tiệc đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương lần đầu tiên ngày 15/8/Ất Sửu (1925) tại nhà ông Cao Quỳnh Cư, Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương lần lượt giáng cơ để lời cám ơn ba ông, rồi mỗi vị cho một bài thi 4 câu để kỷ niệm. 


 
(Mô phỏng lễ rước) 

(Lễ phẩm trái cây)


Từ đó, hàng năm tại Toà thánh Tây Ninh, Hội Yến Diêu Trì Cung trở thành lễ hội lớn nhất trong đạo Cao đài và có sức lan toả trong cộngđồng, thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham dự.
Phần lễ tại Hội Yến Diêu Trì Cung, Hội thánh tổ chức cúng Tiểu đàn tại Đền thánh vào thời Tý (00 giờ ngày 15/8/AL), kế đến cúng đàn Phật Mẫu tại Báo Ân từ vào thời Ngọ (12 giờ ngày 15/8/AL). Lễ chính cúng Đại lễ tại Báo Ân từ vào khoảng 22 giờ (ngày 15/8/AL) và cúng cầu an cho nhi đồng vào thời Mẹo (6 giờ ngày 16/8/AL). 
Thường niên 22 giờ tối ngày rằm tháng 8 bắt đầu Hội Yến. Nơi Báo Ân từ ngoại nghi trở vào Lễ Viện sắp đặt nghi tiết Đại lễ. Trên bàn thờ Phật Mẫu có 1 cái ly và 1 cái tách đó là phần của Đức Phật Mẫu, còn bên mặt cũng có 1 cái ly và 1 cái tách để kính Đức Chí Tôn.
Đúng giờ hành lễ, rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương bằng 5 bài Bắc, không có trống như Nhạc Tấu Quân Thiên. Năm bài Bắc tức là:
1. Xàng xê.
2. Ngũ đối thượng.
3. Ngũ đối hạ (72 câu).
4. Long Đăng.
5. Tiểu khúc.
Thường nhạc khí có: Cò, kìm, sến, tranh, sáo tam… Dứt đờn thì trước hết là Thần Hoa. Tiếp đến là dâng hoa, kệ 10 bài thi để hiến lễ lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Kế đến là dâng rượu, dâng trà.


 (Mứt đu đủ) 


Để chuẩn bị cho Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung các Họ đạo, các tỉnh đạo đều ra sức trổ tài sáng tạo làm những phẩm vật từ trái cây, bánh kẹo được bàn tay, khối óc của những chị em nữ phái trình bày công phu, đẹp mắt nhằm thể hiện tình cảm tôn kính của người tín đồ đạo Cao đài dâng lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Chung quanh Báo Ân từ, mỗi Họ đạo đều dựng một nhà rạp để trang trí đèn hoa, phẩm vật. Nếu có đến xem mới thấy hết được tài năng sự khéo léo của người tín đồ đạo Cao đài. Mỗi gian hàng là một công trình kiến trúc thực sự có ý nghĩa về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc giáo dục đạo đức con người và xã hội. Những mô hình mô phỏng sự tích về Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương, hoặc trưng bày những phẩm vật cầu kỳ, sinh động có thể chuyển động như con phụng, con lân, con quy được làm bằng trái cây; những chiếc bánh ít đặc trưng của người Nam bộ được tết khéo léo thành hình con rồng… Có thể nói, các gian trưng bày ở Báo Ân từ là một điểm thu hút mọi người đến xem và thưởng thức tài năng của người đạo Cao đài trong việc sắp xếp, trình bày ý tưởng những phẩm vật dâng lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Để ghi nhận những công trình của các Họ đạo trưng bày ở các gian hàng, Hội thánh lập Ban Tổ chức đánh giá và ghi nhận những gian hàng đẹp nhất nhằm động viên toàn đạo trong dịp Hội Yến Diêu Trì Cung. 
 
(Hình nhân mô phỏng lễ rước Đức Phật Mẫu) 
Những phẩm vật này, sau Đại lễ đêm rằm tháng 8, thì buổi sáng hôm sau được mang đến Trai đường phát quà cho các cháu nhi đồng.
Phần hội được coi là vui nhất thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham dự, tổ chức từ hồi 18 giờ 30 đến 22 giờ (ngày 15/8/AL) gồm các tiết mục rước Cộ bông Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, múa Long Mã, Tứ linh (Rồng nhang, Kỳ lân, Quy, Phụng), đội múa Phụng và đội Nhạc múa sắc tộc diễu hành trước Báo Ân từ đến Đền Thánh vòng qua Đông Tây khán đàn. Khi mặt trời ngả bóng, dòng người ngày càng thêm đông đổ về khắp nội ô Toà thánh, có người về từ mấy hôm trước làm công quả. Chẳng mấy chốc, cả Toà thánh đông nghẹt người. Hai bên, Đông Tây khán đàn, trước cửa Báo Ân từ, Đền Thánh không còn chỗ trống. Tất cả đều náo nức đón xem màn rước Cộ bông và biểu diễn múa rồng, lân. Trước đây, trên xe Cộ bông là những thiếu nữ xinh đẹp được hoá trang thành Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương nay được thay bằng hình nộm. Những chiếc xe diễu hành đều mang những tích cổ và có đội múa đi theo phụ họ. Mỗi khi đám rước đi qua, nhân dân lại đổ xô xuống gần mong được thấy tận mặt những hình ảnh đó.
Khi đám rước đi hết ba vòng thì khoảng 22 giờ, cũng là lúc dòng người lại đổ ra các cửa nội ô trở về nhà. Lúc này, tại Báo Ân từ, chức sắc, tín đồ Cao Đài Tây Ninh tổ chức cúng Đại lễ trong niềm tin tưởng Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng trần ban cho mọi người được hưởng sự bình an, hoà thuận trong cuộc sống. Ai chưa một lần đến lễ hội thì chưa một lần chứng kiến hàng chục vạn con người đi lễ hội với tinh thần phấn khởi, một đức tin sáng ngời được Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương ban phước lành. Hãy đến với lễ hội một lần, bạn sẽ cảm nhận được ngày hội của người tín đồ đạo Cao đài và hiểu được nét đặc sắc của nền văn hoá cư dân Nam bộ./.
(Gian hàng mô phỏng lễ rước Cộ bông)
(Vui ngày Hội Yến Diêu Trì Cung)
(Sàn phẩm của Bến Tre)
(Hình nhân mô phỏng lễ rước)
 (Hoa chúc mừng Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung)


 Đắc Tuấn 

 =====================================




Một vài hình ảnh Hội yếu Diêu Trì Cung tại Toà Thánh Tây Ninh


Toàn cảnh đêm rằm tháng 8 ( al )

Click to view full size image




http://www.ivivu.com/blog/wp-content/uploads/2013/08/tam-JPG-1377766492.jpg
Cúng đàn tại tòa thánh TN

http://album.caodai.net/albums/userpics/10004/normal_Hoi_Yen_25.jpg
Tòa thánh TN

Click to view full size image
 =============================

 




Click to view full size imageClick to view full size image


Click to view full size image

http://img.blog.zdn.vn/6616548.jpg
Lễ hội hoa quả



http://images.yume.vn/blog/201209/26/1348626786_image_17.jpg

Bàn thờ đức Diêu Trì Kim Mẫu







Click to view full size image
Click to view full size image

Rước cộ cửu vị tiên nương
( Ngày xưa các cô tiên là người thật đứng yên như tượng trong suốt buổi lễ rước cộ , bây giờ  đc thay thế bằng tượng  )
 Click to view full size imageClick to view full size image
Click to view full size image

Múa Long Lân Qui phụng
http://images.yume.vn/blog/201209/26/1348627082_image_19%20(1).jpg


Trước Báo Ân Từ





Múa Long - Lân - Qui - Phụng 


Click to view full size image
Click to view full size image









uploads/200810/04_212601_img_0123.jpg




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgMwj0pvvkgwpOx5fBXZILGsGDUaCN27NVB0n1cwGIYnDIzW4i4IdW2sF31LVEKWzxJoffZH3OO5CSlXccar4QR30Te7U0W3VXLRnOUj0Y4YZWTXvdvx2LNYBhjnwPz8Sw2srzYQACVEUU/s1600/cao-dai-tay-ninh-9%5B1%5D.jpg
===============================================================


HG bổ xung thêm cái  video clip của năm 2012 ( năm nay chưa có )


34 nhận xét:

  1. DEP LUNG LINH HUYEN AO VA NGHIEM TRANG

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khách du lịch đổ về TN mấy ngày này đông lắm chị , bây giờ trong khuôn viên nội ô tòa thánh Cao Đài xe chở khách hành hương về đậu đông nghẹt , chỉ sợ đêm rằm lễ rước cộ bát tiên trời đổ mưa tội nghiệp người thưởng lãm thôi .

      Xóa
  2. Đọc bài viết mở mang thêm kiến thức về văn hóa dân tộc. Cảm ơn Huỳnh Gia. Thân .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG đạo gốc vẫn còn nhiều thứ chưa biết hết . Phải chi có dịp mục sở thị anh Chuồn Chuồn sẽ thấy đc hết sự độc đáo của lễ hội này .

      Xóa
  3. Đọc và mở mang một chút hiểu biết. Đầu đường mình ở có một chùa Đạo CĐ. Chỉ thấy là chùa nhiều màu sắc nhưng tín đồ chỉ mặc một màu trắng khi đi chùa và rất nghiêm túc giữ Đạo và hành Đạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mặc áo dài trắng và ăn chay 10ngày / tháng là qui định bắt buộc của tín đồ Cao Đài huynh ạ !

      Xóa
  4. Ước chi có một lần mình được dự lễ hội này! Đạo Cao Đài ở nơi mình ở chịu rất nhiều khó khăn! Chỉ có vài Thánh Thất nhỏ, bổn đạo ít lại bị chèn ép đủ điều, khó phát triển lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bị chèn ép ? chính quyền địa phương hay các giáo phái khác chèn ép hả huynh ? họ cũng chỉ làm nhiệm vụ của người tu hành thôi mà ta . Nơi em ở ai muốn theo đạo nào thì theo , không ai chèn ép ai hết .

      Xóa
    2. Nơi Thánh địa thì phải khác nơi tỉnh lẻ này muội ạ! Một Thánh Thất có từ bao năm nay bị lấy đi làm trường MG, giao cho 1 khoảnh đất nhỏ tí bên bờ mương gọi là làm nơi thờ tự, kiện bao năm mà chỉ có củ khoai nghe.

      Xóa
    3. Thường thì đất để xây dựng thánh thất là do một cá nhân nào đó sở hữu có lòng mộ đạo tình nguyện hiến tặng , những người góp công sức xây cất cũng toàn là làm công quả . Nếu đất xây thánh thất bị trưng dụng thì chính quyền địa phương sai rồi . Có thể do chính quyền địa phương kỳ thị cũng nên . Ở TN , chính quyền địa phương nếu muốn vận động quyên góp cho bất kỳ việc gì đều kết hợp với đạo để làm , nếu đơn thương độc mã thường thì kết quả đạt đc rất thấp huynnh ạ !
      Mấy ngày này thực phẩm từ các nơi mang đến hiến tặng rất nhiều , dư sức cho các trại đường nấu những bữa cơm chay đãi hàng vạn khách thập phương đến viếng lễ .
      Nói chung là nếu huynh đi TN vào dịp rằm tháng 8 thì không bao giờ lo bị đói bởi vì cơm chay luôn sẵn sàng ngày 2 bữa . :D

      Xóa
  5. Lễ hội hoành tráng quá chị ạ! Em cũng ước ao một lần được dự lễ hội này như Hoasenvang vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc nào đó bứt ra đi một chuyến ngay ngày rằm tháng 8 đi em , cho biết .

      Xóa
  6. Một lễ hội thật đẹp và hoành tráng , Huỳnh ơi ! Phải biết thế ngày hôm qua các bạn rủ là MN đã đi theo rồi ... Tiếc quá !
    Thôi thì năm sau vậy .
    Chúc Huỳnh và gia đình đêm Trung Thu ấm áp và hạnh phúc nhé ! Thân mến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu MN đi hôm qua thì hôm nay đã đc tận mắt thưởng lãm rồi , may mắn là đêm nay trời không mưa nên khách du lịch đc xem lễ rước cộ trọn vẹn , không phải dầm mưa loi ngoi như mọi năm . Năm sau ráng đi một lần cho biết hén ! cứ lên TN đi và đừng lo phải vất vả tìm nơi nghỉ ngơi , nhà HG tuy đơn sơ nhưng cũng có chỗ tiếp khách và đãi cả cơm chay luôn . hihi

      Xóa
  7. Kinh nghiêm:
    Đọc Huỳnh Gia không nên đọc một lần!
    Đúng vậy, hôm trước qua đọc rồi, hôm nay ghé thăm lại thấy khác rồi. Bài viết được bổ sung thêm rất nhiều hình ảnh mới. Thật sinh động, phong phú. May quá! Viễn Du chuyển lời cảm ơn của R đến Huỳnh Gia nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi vì HG không có khoảng thời gian nào thật dài cho một bài viết để mọi người có thể đọc một lần R ạ ! Vì thế nên cứ bổ xung miết mỗi khi có thể .
      Viễn Du đã chuyển lời của R đến HG rồi ... hihi ...

      Xóa
  8. Em qua đọc lại bài, ngắm lại hình ảnh, thấy vẫn thú vị như khi đọc lần đầu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm nay trời không mưa nên người đi xem lễ đông nghịt , chị ở sát bên tòa thánh mà không dám đi vì sợ cảnh chen lấn em ạ ! Lúc nào đó ráng đi TN một lần ngay ngày rằm tháng 8 đi em , có nhà chị rồi không sợ phải vất vả nơi ăn chỗ nghỉ , chị đưa đi xem cho biết .

      Xóa
  9. Một lể hội lớn mà mình chưa biết, mong có dịp xem cho biết. chúc em buổi chiều thật vui em nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miền Tây lên TN vào dịp này đông lắm anh ạ !

      Xóa
  10. QUÁ TUYỆT, CHÚC ĐÊM AN VUI NHÉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HG cảm ơn người bạn mới ! Sao mình click vào tên bạn mà không sang đc nhà bạn ?

      Xóa
  11. Sang thăm em, chúc em buổi chiều vui vẻ em nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em lu bu quá nên ít khi vào blog , riết chắc mất hết bạn bè nơi đây quá anh ơi !
      Em cảm ơn anh - cuối tuần vui nhiều anh nhé !

      Xóa
  12. Em qua thăm chị, xem lại hình ảnh lễ hội, vẫn thấy thú vị như khi xem lần đầu. Ngủ ngon chị nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị cảm ơn em gái , lúc này hơi bận bịu nên chị không có nhiều thời gian để viết và đọc những bài viết của bạn bè . Chúc em luôn vui và hẹn một ngày đc đón em đến tham quan vùng đất TN nhé !

      Xóa
  13. thăm em, chúc em an vui hạnh phúc nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em lại hồi âm trễ rồi . Hihi ... Lúc này vô vụ nên em cày dữ lắm anh ơi !

      Xóa
  14. Em lại qua thăm chị nè. Ngủ ngon chị yêu nhé!

    Trả lờiXóa
  15. lể hội hoành tráng quá, xem ra kéo dài đến rằm tháng mười luôn hả em? chiều chúa nhật thật vui em nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rằm tháng 10 cũng có lễ hội nhưng không hoành tráng như rằm tháng 8 anh ạ !

      Xóa
  16. Lễ hội vô cùng hoành tráng. Ở Huế mình e Festivai còn thua xa đó.

    Trả lờiXóa
  17. Chị ơi, bài viết hay nhưng nền đen chữ trắng nhức mắt quá...

    Trả lờiXóa